1. Đặt mục tiêu cho khoản tiền tiết kiệm
Bạn rất dễ sử dụng hết số tiền lương hàng tháng của mình nếu bạn không có ý định quản lý tài chính hay tích lũy một khoản tiền để thực hiện những kế hoạch tài chính lớn trong tương lai. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân ngay khi bạn có thu nhập chưa bao giờ là thừa thãi cả.
Và một lưu ý bạn cần phải ghi nhớ là: Hãy đặt mục tiêu trong tầm bạn có thể đạt được không nên đặt mục tiêu quá cao điều đó sẽ khiến bạn chán nản, khi mục tiêu đó bị thất bại.
Tôi đã từng thấy rất nhiều người có mức lương khá cao nhưng thường bị cháy túi vào cuối tháng, họ đã biết rõ nguyên nhân và đã từng nghĩ đến việc tiết kiệm nhưng sai lầm lớn nhất của họ là không đặt cho mình mục tiêu cụ thể, rõ ràng mà đơn giản chỉ là hành động giống bạn bè, tuy nhiên việc không đặt cho mình mục tiêu thường họ sẽ không tiết kiệm được gì.
2. Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm
Hầu hết mọi người thường có suy nghĩ "Tôi sẽ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả khi tôi có tiền" hay "Quản lý tài chính khiến tôi cảm thấy không tự do" là một sai lầm thường thấy và cần phải gạt bỏ trước khi nói về quản lý tiền bạc. Chỉ khi nào bạn gạt bỏ được suy nghĩ sai lầm trên, bạn mới trở nên giàu có
3. Học cách lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu
Bạn cần phải đưa ra một số mục tiêu và xác định những mục tiêu thật sự quan trong và nên có thứ tự ưu tiên cho nó. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch và đây là mục tiêu quan trọng nhất.
Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là hãy tạo ra 2 tài khoản chính:
Một là cho nhu cầu thiết yếu.
Hai là cho chi tiêu tùy ý(những mong muốn bộc phát).
Bằng những cách đó bạn có thể kiểm soát tài chính cá nhân của mình một cách dễ dàng.
4. Học cách nói về tiền
Trong các cuộc nói chuyện thông thường mọi người thường hay né tránh vấn đề tiền bạc và nghĩ rằng vấn đề tiền bạc là một vấn đề tế nhị thay vào đó, họ suy nghĩ một mình và tự làm bản thân họ trở nên căng thẳng. Nhưng họ lại không nhân ra rằng, đó là một nguyên nhân dẫn đến bức bối và kéo theo nhiều mẫu thuẫn khác.
Chuyên gia Syble Solomon, thành viên của Financial Therapy Association cho biết, hầu hết các cặp vợ chồng chỉ nói về tiền khi họ đang ở trong tình trạng khủng hoảng.
Tất nhiên, nói về tiền là một chuyện rất khó khăn, bạn sợ bị người khác đánh giá là ham tiền, đề cao đồng tiền, trọng vật chất… nhưng đây vẫn là một việc nên làm.
Sự rõ ràng về tài chính là cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và để mọi người hợp tác với nhau tốt. “Nhiều cặp vợ chồng thành công về mặt tài chính thường thoải mái khi nói về vấn đề tiền bạc”,
Solomon cho biết, “Họ chọn một buổi tối yên tĩnh và thư giãn với bữa ăn, đó là cách khởi đầu tốt để nói về vấn đề chi tiêu và các hóa đơn từ thẻ tín dụng”. Tuy nhiên, Solomon cũng khuyên nên tránh nói về chuyện tiền bạc khi có ai đó đang đói, tức giận, cô đơn hay mệt mỏi, tránh nhắc đến các con số ngay từ đầu mà hãy nói đến những chủ đề tổng quát hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét