Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Cách tiết kiệm tài chính cá nhân hiệu quả

Hàng tháng bạn luôn háo hức, chờ đợi tiền lượng đổ về tài khoản, nhưng rồi số tiền đó bạn cũng chẳng thể nào tiết kiệm được bởi các khoản thanh toán, khoản nợ, các hóa đơn, sẽ làm bạn kiệt quệ. Và thực tế, câu chuyện này sẽ chẳng bao giờ kết thúc, cho đến khi nào bạn học được phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.



Dưới đây là những thói quen và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp bạn tăng thêm khoản dự trữ hàng tháng của mình.
1. Theo dõi chi tiêu
Bạn có thể ghi lại chi tiết các khoản chi tiêu hàng ngày ra một cuốn sổ hay lên một công cụ online để có thể theo dõi bất cứ ở đâu bằng thiết bị di động cầm tay và bạn nên xem lại các khoản chi tiêu hàng tuần để biết khoản nào lãng phí, ví dụ như: ăn uống, mua sắm...
2. Không ngại mặc cả 
Không ngại mặc cả cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm với số tiền của mình. Giá niêm yết nhiều khi vẫn dành ra một phần để phòng khách hàng thương lượng. Trên thực tế, nếu bạn biết mặc cả thì có thể giá trị của món đồ bạn mua sẽ giảm đi một nửa so với số tiền mà người bán hàng đã nói trước đó với bạn...
3. Tìm hiểu về sản phẩm trên mạng trước khi ra cửa hàng
Hãy tìm hiểu các sản phảm mà bạn cần mua trên mạng hay từ những người thân của bạn trước khi ra cửa hàng là cách nhanh nhất bạn tìm được nơi bán giá rẻ. Hoặc khi tìm kiếm trên mạng, bạn có thể tìm được chỗ vừa bán hàng giá rẻ, vừa được giá khuyến mại hay có thể được giao hàng đến tận nhà miễn phí.
4. Thiết kế chương trình chi tiêu
Trong cuộc sống hàng ngày của bạn có rất nhiều thứ cần đến tiền như ăn uống, mua đồ gia dụng, xây nhà, tiết kiệm, đời sống giải trí...Nhưng có rất nhiều người đã tiêu hai phần ba số tiền họ kiếm được vào 3 thứ thiết yếu nhất là thực phẩm, nhà cửa và di chuyển. Chính vì vậy, hãy thiết kế một bảng chi tiêu ngân sách năm bằng cách phân bổ tỷ lệ chi tiêu cho từng mục.
5. Cắt giảm tối đa phí đầu tư
Khi bạn mang tiền đi đầu tư thông qua các công ty, tổ chức thường bị thu phí. Hãy giảm tối đa khoản phí đó bằng cách lựa chọn công ty có phí thấp hoặc chon các loại hình đầu tư tốn ít phí.
6. Bắt đầu từ sớm, đầu tư thường xuyên
Hãy bắt đầu tiết kiệm từ sớm điều đó sẽ giúp bạn sớm có nhiều tiền để đầu tư và để dành khi về hưu. Và hãy bỏ luôn suy nghĩ " tôi chỉ tiết kiệm khi tôi có tiền", nếu bạn luôn giữ suy nghĩ đó, bạn sẽ không bao giờ tiết kiệm được...
7. Lên kế hoạch tài chính khi về hưu
Trong bảng lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn cần xác định được mình sẽ có bao nhiêu tiền khi về hưu. Nếu muốn về hưu một cách thỏa mái không cần đến viện trợ của con cháu, bạn sẽ cần tiết kiệm nhiều hơn và điều quan trọng là bạn cần phải có ngay cho mình một  phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét